Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng (Line of credit/Credit limit/Room) là một tiện ích tín dụng được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác mở ra cho khách hàng là chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân cho phép khách hàng rút tiền tại tổ chức tín dụng khi khách hàng cần tiền. Một tổ chức tài chính cung cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định.[1] Hạn mức tín dụng hay giới hạn tín dụng là số tiền tối đa của khoản tín dụngtổ chức tài chính hoặc người cho vay khác sẽ cấp cho con nợ đối với một giới hạn mức tín dụng cụ thể (đôi khi được gọi là giới hạn tín dụng, hạn mức rút tiền hoặc hạn mức thương mại).[2] Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thường sẽ tính phí cho việc thiết lập hạn mức tín dụng. Lệ phí thường bao gồm chi phí xử lý đơn đăng ký, thực hiện kiểm tra bảo mật, phí pháp lý, sắp xếp tài sản thế chấp, đăng ký.Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép người dùng chi tiêu trên thẻ tín dụng, số tiền này có thể được xác định dựa trên nhiều yếu tố như thu nhập, điểm tín dụng, lịch sử tín dụng và hồ sơ tài chính cá nhân của người đăng ký thẻ. Hạn mức tín dụng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu và thỏa thuận giữa người dùng và nhà cung cấp thẻ.[3] Ở góc độ quản lý ngân hàng thì hạn mức tín dụng hay còn gọi là room tín dụng là việc ngân hàng Trung ương phân bổ tổng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và còn giao hạn mức tín dụng cụ thể cho từng ngân hàng thương mại căn cứ vào các tiêu chí về quá trình hoạt động, khả năng quản trị ngân hàng và kiểm soát rủi ro, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động. Hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng. Về bản chất là công cụ hành chính, trực tiếp can thiệp vào thị trường tín dụng ngân hàng nên cần loại bỏ một khi điều kiện thị trường cho phép.[4]